SƠN MÀI
Ngày nay, khi nhắc đến sơn mài chúng ta đều thấy rất quen thuộc. Nhưng để biết được nguồn gốc hình thành và từng bước phát triển của ngành sơn mài thì chúng ta còn chưa biết rõ. Vậy chúng tôi giới thiệu để các bạn hiểu rõ thêm như sau:
Sơn mài truyền thống đây là một nghề cha ông đã truyền lại cho chúng ta. Bằng sự thông minh ông cha ta đã biết sử dụng các nguyên liệu có trong tự nhiên như: cây sơn lấy nhựa gọi là sơn Ta. Vào thời điểm đó ngành công nghiệp chế biến nhựa còn hạn chế. Ông cha ta đã biết sử dụng không khí, ánh sáng, nước, vải, trúc, nứa để làm nên sản phẩm sơn màu độc đáo.
- Dùng không khí: Làm khô sơn Ta.
Sơn ta là dầu thực vật có màu vàng nhạt, gốc Phenol. Khi ra không khí sẽ chuyển thành màu nâu đen giống màu cánh con gián nên gọi là màu cánh gián.
- Ánh sáng và nước:
- Dùng sơn Ta sơn lên vật liệu, sau đó dùng vải dày như bao bố nhúng nước quây xung quanh vật thành phòng rồi để các vật liệu sơn mài vào giữa.
- Ánh sáng tạo nguồn nhiệt làm khô vật liệu.
- Nước tạo độ ẩm hạn chế sự truyền nhiệt của ánh sáng vào vật liệu.
- Độc đáo là các công đoạn đến thành phẩm, đều sử dụng thủ công bằng tay mài lên trên vật liệu, tạo nên 1 sản phẩm sơn mài nổi tiếng của dân tộc Việt.
- Sự giao lưu văn hóa, thương mại trong ngành sơn mài Việt Nam truyền thống phát triển mạnh mẽ. Các làng sơn mài, cơ sở sơn mài phát triển nhanh chóng. Nhưng còn hạn chế về nguyên liệu và thời gian thi công sơn mài.
+ Nguyên liệu Sơn Ta: chủ yếu từ thiên nhiên nên không đủ cung cấp.
+ Thời gian thi công quá lâu cho một sản phẩm.
+ Khi sản xuất Sơn Ta nguyên liệu gốc Phenol nên dễ gây dị ứng: ngứa và phù mình ( bị “sơn ăn”). Vì vậy để đáp ứng nhu cầu thị trường, một vài cơ sở chế biến nhựa tự sản xuất nhựa sơn dầu điều, được điều chế từ dầu điều phản ứng frometor. Từ đây các thợ sơn mài pha với các loại bột như: tad, thạch cao làm nền cốt cho sơn mài: gọi là vóc.
- Sau đó cái gốc hoặc sơn hệ sơn NC, PU lên vóc. Kế tiếp phủ bóng các loại trên bề mặt và mài lại bằng tay hoặc dùng máy đánh bóng để hoàn thiện sản phẩm.
- Tuy nhiên cách làm mới này bộc lộ nhiều khuyết điểm như sau:
1. Nếu làm sơn mài từ vật liệu gỗ MDF để chống thấm hay dùng keo Pu thường gọi là keo sìn rất nguy hiểm vì chất TDI có trong keo có khả năng gây ung thư.
2. Nhựa dầu điều: có ưu điểm là đóng cứng bề mặt như rất dễ bong tróc.
3. Khi dùng nhựa dầu điều, để nhanh chóng làm vóc thường pha bột thạch cao, Tal. Tạo độ dày để thành vóc vô tình khi thay đổi nhiệt độ dễ rạn, nứt bề mặt.
4. Sử dụng các hệ sơn NC, PU. Do tính năng này nhựa không cao, không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật nên sản phẩm cho ra thường có những nhược điểm như sau:
- Dễ bị đổi màu
- Mất độ bóng.
- Mất độ phẳng.
Do đó sơn mài mất dần ưu thế trên thị trường quốc tế. trong quá trình cung cấp vật tư cho làng sơn mài. Công ty chúng tôi đã nghiên cứu ,thử nghiệm và ứng dụng phát triển các dòng sản phẩm mới. Qua đó thiết lập nên quy trình đạt được những ưu điểm như sau:
- Sơn mài trên gỗ MDF không thấm nước.
- Làm vóc: Ít công đoạn chỉ 2 lần nhúng dầu hoặc quét dầu chống thấm.
2 -3 lớp lót sơn men thành vóc sơn mài (bỏ các công đoạn hom dầu điều).
- Sơn phủ ngoài bằng nhựa Acrylic nên không ố vàng khi gặp ánh sáng.
Ngoài ra công ty còn cho ra đời 2 dòng sản phẩm mới:
- Tranh sơn mài trên kính để bàn hoặc treo tường
- Tranh sơn mài trên kính để bàn hoặc treo tường
Sản phẩm sơn mài tạo ra sự hài hòa giữa gỗ và đá trên các sản phẩm nội thất mang lại sự tiện ích và gần gũi với mọi người.
Với cách làm mới giúp bạn tiết kiệm thời gian thi công, đảm bảo chất lượng sản phẩm sơn mài. Đồng thời hy vọng sẽ góp phần tạo dựng thương hiệu cho làng Sơn Mài truyền thống Việt Nam trên trường quốc tế.
Trân trọng!
Trân trọng!